Phát triển phần mềm là công việc như thế nào có thể là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra cho công việc tưởng chừng như như xa lạ mà lại vô cùng quen thuộc. Vậy phát triển phần mềm là công việc gì và làm ra sao, hãy cung sieuanhhung đi tìm hiểu nhé.
Phát triển phần mềm là gì?
Trước khi đến với câu hỏi phát triển phần mềm là gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem phần mềm là gì. Đơn giả và dễ hiểu nhất là tập hợp các câu lệnh hay chỉ thị được viết ra nhằm hướng dẫn cho máy tính thực hiện một nhiệm vụ hay hành động nào đó đã được viết ra bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Ví dụ phần mềm Photoshop được viết ra nhằm mục đích chỉnh sửa hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao.
Vậy phát triển phần mềm là gì? Phát triển phần mềm là việc bạn chuyển các nhu cầu của người dùng hoặc mục tiêu tiếp thị thành một phần mềm riêng biệt, hay đơn giản hơn là bạn sẽ phát triển phần mềm đó dựa theo những nhu cầu của đối tượng sử dụng mục tiêu.
Quá trình phát triển phần mềm đôi không phân định được tiếp thị và phần kỹ thuật cái nào quan trọng hơn trong việc thành bại của một phần mềm. Nó được đánh giá bằng sự thỏa mãn của người dùng. Vậy nên chúng ta cần kết nối 2 kỹ thuật này với nhau tạo nên một phần mềm hoàn hảo và làm hài lòng được người sử dụng.
Phát triển phần mềm là công việc như thế nào?
Câu hỏi được tối quan tâm từ đầu đến giờ vậy chính xác phát triển phần mềm là công việc như thế nào. Là một nhà phát triển phần mềm bạn sẽ phải làm những công việc như thế nào
Xác nhận các vấn đề: Để có thể giải quyết được các vấn đề trước tiên bạn cần phải làm rõ được các vấn đề đăng gặp phải.
Góp nhặt những yêu cầu: Khi đã nắm rõ được các yêu cầu rồi chúng ta tiếp tục đến với chi tiết nhu cầu của khách hàng là gì? Giải quyết nhu cầu đó đến đâu, các công việc thực hiện chi tiết ra sao.
Lên kế hoạch cho các công việc: Có rất nhiều công việc cần làm đối với việc phát triển cho một phần mềm, bạn cần lên các kế hoạch chi tiết cho các quá trình thực hiện để tránh việc gặp những sai sót không đáng có.
Thiết kế tổng quan công việc: Tiếp theo sẽ là quá trình mà bạn xác định các công cụ cần thực hiện, xác định các bước để xử lý, xác định ra các vấn đề chính cần khắc phục sau khi mà đã đưa ra được vấn đề.
Thiết kế chi tiết sản phẩm: Khi đã có được bộ khung các công việc cần làm thì chúng đi đến chi tiết, những gì nhỏ nhặt đều được thực hiện ở giai đoạn này, xử lý chi tiết từng vấn đề gặp phải.
Code và Debug: Sau khi xác định được tất cả vấn đề và hướng đi để khác phục và phát triển thì chúng ta phải bắt tay vào Code thôi. Đây là phần quan trọng nhất để hình thành nên các phần mềm. Trong quá trình này không chỉ viết code mà chúng ta còn phải khắc phục từng lỗi nhỏ nhất gặp phải, từ đó giúp hoàn thiện ứng dụng hơn.
Kiểm thử phần mềm: Mọi sản phẩm khi được hoàn thành đều phải qua quá trình kiểm tra và test thử xem các hoạt động ra sao, vấn đề đã được khác phục hay chưa, hoặc sử dụng có trơn tru hay không.
Đồng bộ hệ thống: Nếu phần mềm của bạn là một hệ thống phần mềm rất lớn, sẽ có rất nhiều modules nhỏ được làm song song với các phần chính vậy nên bạn cần kết nối các phần này với nhau để phần mềm có thể hoạt động tốt nhất.
Bảo trì hệ thống: Trong quá trình làm việc lâu dài chắc chắn phần mềm sẽ gặp những lỗi không đáng có, chính vì vậy công việc của bạn là khắc phục các lỗi sảy ra và bảo trì hệ thống máy chủ giúp ứng dụng hoạt động được tốt nhất.
Hiện nay, có lẽ công việc này đã được phát triển khá nhiều tại Việt Nam vì sự đi lên của công nghệ và ngành IT, đây là một mảnh đất rất màu mỡ tại Việt Nam cho những người muốn theo đuổi. Và công việc phát triển phần mềm là một lựa rất phù hợp với nhiều người nếu muốn đi theo công việc này.
Quy trình phát triển phần mềm ra sao?
Bên cạnh những thông tin giúp chúng ta hiểu được phát triển phần mềm là công việc như thế nào thì chúng ta cũng cần phải biết các để thực hiện phát triển phần mềm ra sao
Miêu tả phần mềm: Làm rõ các chức năng trong phần mềm, mô tả điều kiện hoạt động của phần mềm.
Phát triển phần mềm: Từ những chi tiết đã được làm rõ bạn sẽ thực hiện xây dựng và khắc phục các vấn đề.
Kiểm tra, đánh giá phần mềm: Đây là giai đoạn bạn kiểm tra phần mềm xem đã đáp ứng được các nhu cầu đã đặt ra hay chưa, giúp chạy phần mềm thực tế diễn ra tốt hơn.
Nâng cấp phần mềm: Trước khi sử dụng thì chúng ta cần chỉnh sửa kỹ càng hơn, cũng như nâng cấp các kỹ năng cần thiết để có thể tới tay khách hàng sử dụng.
Các mô hình trong phát triển phần mềm
Sau khi đã biết được quy trình cũng như việc phát triển phần mềm là công việc như thế nào thì chúng ta hãy đến sâu hơn với các mô hình trong phát triển phần mềm
Hiện nay trên thế giới trong ngành lập trình có 6 mô hình phát triển phần mềm như sau:
1, Mô hình Waterfall (mô hình thác nước) Được thiết kế giống với chiếc thác nước đang chảy xuống, mô hình này đảm bảo quá trình phát triển theo tầng trong từng giải đoạn. Áp dụng đầy đủ các quy trình từ phân tích, dự báo, đến thử nghiệm và thực hiện.
Quá trình này được theo dõi rất nghiêm ngặt từ trên xuống dưới đảm bảo các hoạt động được diễn ra theo như mong muốn. Tuy nhiên loại mô hình này thường được sử dụng cho những dự án nhỏ và thời gian ngắn vì sự kém linh hoạt trong phát triển phần mềm.
2, Mô hình chữ V bạn có thể thấy đây là một mô hình mở rộng cao cấp hơn so với bản mô hình thác nước, được kết hợp của một giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn phát triên tương ứng.
Trong mô hình V Model các công việc thử nghiệm sẽ được tham gia từ đầu, các quá trình được diễn ra rất chặt chẽ từ đầu đến cuối với các trình tự thực hiện song song nhau. Cần review lại code và test ở từng mục nhỏ nhất – từng modules, chức năng riêng biệt, màn hình hiển thị, rồi đến test tích hợp và kiểm thử hệ thống. Với mô hình này bạn sẽ bám chắc vào vào các đặc tính của phần mềm và kiểm trả khả năng sử dụng của nó.
3, Mô hình mẫu Prototype quy trình được thực hiện bằng cách thu thập các yêu cầu từ 2 phía khách hàng và người đại diện phát triển. Nhằm giúp cho sản phẩm hệ thống sau này có được mục tiêu hoạt động rõ ràng và phát triển tốt hơn.
Mô hình mẫu Prototype giúp cho người dùng có thể nhìn rõ được chức năng và các đặc điểm mà hệ thống mang lại. Tuy nhiên nó thường được hoàn thiện khá nhanh do vậy vẫn thiếu nhiều công đoạn cũng như quá trình kiểm thử sát sao.
4, Mô hình Agile đây là một mô hình phát triển linh hoạt và đa dạng nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng nhất. Đây được xem là sự cải tiến vượt bậc so với mô hình thác nước hay các loại mô hình khác.
Phương thưc này phát triển dựa trên các quy trình lặp lại và tăng dần các yêu cầu và giải pháp được phát triển thông qua liên kết giữa các nhóm hay các chức năng liên quan.
5, Mô hình Spiral hay đây thường được gọi là mô hình xoắn ốc. Mô hình này là sự kết hợp hoàn hảo của Prototyping và Mô hình Waterfall. Mô hình này nhấn mạnh điểm quan trọng là phân tích rủi ro, bao gồm các bước thiết lập mục tiêu, đánh giá, giảm thiểu các rủi rro hiệu quả. Ngoài ra còn giúp phát triển được phần mềm cũng như đề ra được kế hoạch phát triển tốt hơn.
6, Mô hình Scrum: Gần giống so với mô hình Agile và có tính linh hoạt cao hơn, Scrum có nguyên tác chủ đạo là chia nhỏ các modules cần phát triển, tham khảo các ý kiến từ khách hàng sử dụng và thay đổi phù hợp só với quá trình phát triển của từng giai đoạn.
Quá tình này đảm bảo sản phẩm khi được phát hành sẽ có thể đáp ứng được mọi vấn đề mà khách hàng đang cần. Mô hình Scrum chia dự án thành các vòng lặp gọi là sprint. Nếu các dự án của bạn thường xuyên được update thì đây chắc chắn là một lựa chọn không tồi.
Lời kết
Trên đây là bài viết giải đáp cho thắc mắc phát triển phần mềm là công việc như thế nào của bạn, ngoài ra còn có thêm các thông tin chi tiết về công việc này được cung cấp đến bạn. Hy vọng bạn có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn cho những công việc phù hợp trong tương lai của mình. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, để lại những câu hỏi ở dưới bình luận để sieuanhhung.vn có thể giải đáp nhanh chóng nhất nhé.