Một số máy không hỗ trợ năng cấp lên Android 10 chúng khó có thể thực hiện nâng cấp được một cách dễ dàng. Hôm nay sieuanhhung.vn sẽ hướng dẫn cách cài Android 10 cho máy không hỗ trợ rất dễ dàng và đơn giản.
Cách cài Android 10 cho máy không hỗ trợ mới nhất 2022
Kiểm tra phiên bản Android của thiết bị
Kiểm tra phiên bản Android trên các thiết bị như Samsung, Oppo, Xiaomi,…
Hướng dẫn nhanh: Vào cài đặt > Chọn đến phần thông tin điện thoại (About phone) > Chọn đến phần Thông tin phần mềm (Software Information) > Xem thông tin phần mềm.
Hướng dẫn chỉ tiết
Bước 1: Đầu tiên bạn tiến hành truy cập vào phần cài đặt của thiết bị từ màn hình chính.
Bước 2: Tiếp theo bạn lướt xuống phần thông tin của điện thoại và chọn đến mục này.
Bước 3: Tại phần thông tin này của điện thoại bạn lướt xuống và xem thông tin hệ điều hành. Thông thường mục này được thể hiện ở thông tin của Android hay Android Version.
Cách kiểm tra phiên bản Android trên thiết bị Google Pixel
Đối với các thiết bị từ Google Pixel bạn sẽ được hỗ trợ cập nhật ở rất nhiều phiên bản khác nhau. Chình vì được phát hành từ công ty mẹ Google nên các sản phẩm từ Pixel luôn được hỗ trợ cập nhật rất tốt mà bạn không cần phải sử dụng bất kỳ thông tin nào.
Bước 1: Bạn truy cập vào phần cài đặt trong điện thoại Pixel của mình
Bước 2: Tại giao diện cài đặt bạn tiếp tục chọn đến phần thông tin của điện thoại
Bước 3: Tại đây bạn tìm đến phần Android Version để có thể tiến hành kiểm tra được hệ điều hành mà máy đang sử dụng.
Cách cài Android 10 cho máy không hỗ trợ đơn giản nhất
Bạn có thể cài được những phiên bản Android tốt nhất mà không cần những phụ kiện hỗ trợ như những chiếc Android từ Pixel với những bước thực hiện như sau.
Bước 1: Bạn truy cập vào phần Setting của thiết bị để tiến hành cách cài Android 10 cho máy không hỗ trợ.
Bước 2: Tiếp theo bạn chọn đến mục Cập nhật phần mềm (Update Software) để có thể nâng cấp Android 10.
Bước 3: Tiếp theo tại mục này bạn chọn đến phần Tải về và cài đặt (Download and Install) Tại mục này bạn có thể xem được các phiên bản gần nhất mà bạn đã cài đặt.
Bước 4: Sau bước nhấn vào đây là bạn có thể tiến hành đợi cài đặt lên Android 10 mới nhất. Trong quá trình này bạn không được tắt máy hay ngắt các kết nối với Internet.
Cách cài Android 10 cho máy Pixel
Việc các thiết bị luôn được hỗ trợ thì chúng ta có thể dễ dàng cài được các phiên bản Android mới nhất với hệ điều hành được phát triển bởi Google. Bạn có thể thực hiện theo những phương pháp sau:
Bước 1: Bạn truy cập cài đặt từ màn hình điện thoại
Bước 2: Truy cập đến phần hệ thống (System) để tiến hành tải về
Bước 3: Tìm đến mục Advanced > và chọn đến phần System Update. Tại đây bạn có thể thấy được thông tin như phiên bản Android hay các thông tin liên quan khác của điện thoại. Nếu bạn muốn cài đặt lên Android 10 chúng ta có thể chọn đến phần check for update và tiến hành Update phiên bản Android của mình lên. Sau đấy bạn chỉ cần khởi động lại máy là có thể sử dụng với bản hệ điều hành đầy mới mẻ.
Custom ROMs
Android là một hệ điều hành được phát triển dựa trên mã nguồn mở, chính và thế mà người dùng có lấy mã nguồn đó về và tiến hành các cài đặt riêng biệt, còn được gọi theo cách khác là ROM tùy chỉnh cho điện thoại.
Về cơ bản, thì Custom ROMs là việc bạn độ từ Stock Android nguồn (phiên bản thuần Android gốc) của Google. Tùy vào từng thiết bị mà bạn sử dụng hoặc mỗi nhà phát triển bản ROM đó sẽ có được độ mượt và tùy biến cao hoặc thấp.
Tuy nhiên, các bản ROM tùy chỉnh này không được hỗ trợ chính thức bởi Google, để có thể thực hiện bạn cần tiến hành rất nhiều công việc để cài đặt và quản lý tốt được hệ điều hành Custom này. Việc này đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật mà một người dùng Android thông thường khó có thể thực hiện được. Có rất nhiều người thích sử dụng bản Android Custom nhằm cá nhân hóa được các trải nghiệm riêng biệt của mình.
Cũng giống như trên máy tính chúng ta có thể thay đổi ổ cứng tốt hơn để có được tốc độ nhanh hơn. Còn đối với Android thì chúng ta có thể sử dụng hệ thống dữ liệu gốc của Android để tùy chỉnh những cài đặt riêng biệt, xóa các phần mềm cài đặt sẵn của nhà sản xuất, cập nhật được những tính năng và hệ điều hành mới nhất.
Một số dòng điện thoại phổ biến hiện nay như Samsung, Oppo, Xiaomi,… có khả năng hỗ trợ tốt hơn, mặc dù các nhà phát triển phần mềm của những hãng này cố gắng ngăn chặn người dùng phát triển được hệ điều hành với ROM riêng biệt.
Để có thể có được quá trình Custom ROMs tốt nhất bạn nên tham khảo một số diễn đàn nước ngoài về phát triển phần mềm điện thoại Android như XDA để có thể nắm bắt được cụ thể thông tin thiết bị của mình. Một số bản ROM được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng có thể kể đến như CyanogenMod, Paranoid, AOKP, PAC-ROM, OmniROM,…
Lý do máy của bạn không được hỗ trợ nâng cấp lên Android 10
Việc thiết bị Android của bạn không được hỗ trợ nâng cấp lên Android 10 là có thể đến từ rất nhiều nguyên do
- Máy bạn đã quá cũ do đó nhà sản xuất không hỗ trợ cập nhật len phiên bản mới nhất cho thiết bị đó
- Thiết bị của bạn không được cập nhật có thể do cấu hình quá yếu và nhà sản xuất khuyến cao không nên nâng cấp lên Android 10 bởi vì sẽ dễ xảy ra các tình trang lag máy hay gặp lỗi trong quá trình sử dụng.
- Máy của bạn đang gặp tình trạng lỗi hoặc đang nhiễm virus cũng khiến cho thiết bị này không thể nâng cấp lên Android 10 được.
- Giao diện của bạn bị tùy biến quá nhiều khác xa với các bản Android mà Google cung cấp chính vì thế mà quá trình cập nhật không được diễn ra do không thể đồng bộ.
- Hay cũng có thể do máy bạn không đủ dung lượng để có thể nâng cấp lên Android 10.
Lời kết
Trên đây là một số cách cài Android 10 cho máy không hỗ trợ đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bạn có thể nâng cấp chiếc điện thoại của mình lên một hệ điều hành mới tốt nhất.